Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Đau dạ dày là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến. Trung bình cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh này trên thế giới. Đó là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Những cơn đau dạ dày thường “ghé thăm” lúc ăn quá no hoặc khi quá đói, đặc biệt hay gặp ở người có thói quen thức đêm hoặc dùng rượu bia, thuốc lá,… Vậy triệu chứng đau dạ dày là như thế nào?

1. Người đau dạ dày thường có các triệu chứng sau:

Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị:

Đây là dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất, thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày.



Vị trí đau là ở phía trên rốn đến phía dưới các xương sườn. Những cơn đau thường xuất hiện sau ăn 2-3 giờ, hoặc một số trường hợp vào ban đêm. Các cơn đau có thể tập trung thành đợt trong vài tuần, xen kẽ là những thời điểm không có triệu chứng gì từ vài tháng tới vài năm. Đau tăng theo mùa, nhất là mùa đông, khiến người bệnh mất tập trung, dễ nổi nóng và cáu gắt.

Nôn và buồn nôn:

Khi đánh răng mà bạn thường xuyên thấy nôn, buồn nôn thì nguy cơ cao là bạn bị mắc đau dạ dày.

Nôn là hiện tượng thức ăn (trộn lẫn dịch vị tiêu hóa) trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nhưng khác với bao tử được bảo vệ bởi lớp màng nhày, niêm mạc thực quản phải tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị. Do đó dễ rách gây chảy máu, thậm bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong.

Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như đau dạ dày cấp, loét dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày.

Ợ hơi, ợ chua:

Triệu chứng ban đầu và phổ biến ở những người đau dạ dày. Do sự rối loạn vận động không ngừng của dạ dày, khiến thức ăn khó tiêu, lên men và biểu hiện ở bên ngoài là ợ hơi. Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3-4 giờ. Ợ hơi, ợ chua kèm theo đau thượng vị khiến người bệnh rất khó chịu.

Cơ thể mỏi mệt, cảm giác chán ăn:

Đau dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, lâu dần dẫn đến cảm giác chán ăn. Ăn ít, không đủ năng lượng nên người bệnh luôn không đủ sức làm việc, mệt mỏi, và bi quan. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp kém ăn nào cũng là mắc đau dạ dày.​

Xuất huyết dạ dày:

Ngoài những triệu chứng thông thường ở trên, đau dạ dày còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, điển hình là xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu (máu tươi hoặc đen) hoặc đi ngoài ra máu. Nếu phát hiện thì người nhà bệnh nhân cần đưa đi cấp cứu ngay. Các bệnh thường dẫn tới biến chứng này có thể kể tới như viêm loét, ung thư dạ dày.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày là gì?

Ở người bình thường, men tiêu hóa và acid dịch vị (yếu tố tấn công) mà bao tử tiết ra để phân hủy thức ăn sẽ không thể “tiêu hóa” dạ dày. Đó là vì niêm mạc dạ dày đã được bảo vệ bởi lớp chất nhày, bicarbonat, PG… Nhưng khi các yếu tố tấn công tăng lên, yếu tố bảo vệ giảm đi thì dạ dày sẽ thường xuyên bị tổn thương và dẫn tới đau dạ dày.

Một vài nguyên nhân gây nên mất cân bằng kể trên có thể kể đến như:

Dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

Theo các thống kê, có trên 70% số ca mắc đau dạ dày có sự góp mặt của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này còn phát triển mạnh hơn nếu gặp các tác nhân như: khói thuốc lá, caffein,… Xoắn khuẩn HP có thể lây qua nhiều con đường như Miệng – Miệng, Phân – Miệng,…

Vi khuẩn HP vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra vết loét, làm khởi phát bệnh đau dạ dày, mà còn là yếu tố tấn công (ức chế khả năng chống viêm,…) làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Lạm dụng những loại thuốc có tác dụng phụ trên dạ dày

Thuốc giảm đau NSAID như ibuprofen, diclofenac,… được dùng để giảm đau trong các trường hợp viêm khớp, bệnh tim mạch,… là một nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến.

Thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ

Đồ uống có cồn khiến lớp chất nhầy lót trên niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, tạo điều kiện để các yếu tố tấn công xâm nhập. Các vết loét vì thế bị tổn thương sâu và lan tỏa, khó hoặc không thể phục hồi…

Stress (tinh thần căng thẳng)

Có những ca mắc đau dạ dày dù không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Nguyên nhân là người bệnh thường xuyên chịu áp lực tâm lý từ công việc, tình cảm, cuộc sống,… Stress làm tăng tiết acid dịch vị, là yếu tố tấn công làm tổn hại, viêm loét dạ dày.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về cách sử dụng CumarGold Fast, quý vị có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn 19006049 để gặp các bác sĩ (miễn phí).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét