Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Một căn bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ, đã gây ra nhiều rắc rối cũng như đau đớn cho các bé. Sa trực tràng ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến cũng như khiến cho nhiều bé mắc phải, do đó phụ huynh nên biết nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Sa trực tràng là gì?

Như bạn đã biết trực tràng thuộc hệ tiêu hóa, nó nằm ở vị trí cuối ruột già có tác dụng thu thập phân cũng như thải chất thải qua đường hậu môn, để ra ngoài cơ thể. Trực tràng có các bộ phận gồm một lớp cơ, niêm mạc, các mô mỡ xung quanh.



Bệnh sa trực tràng ở trẻ em là biểu hiện một phần của lớp niêm mạc hoặc do thành trực tràng bị tổn thương, ra khỏi vị trí cũng có thể lòi ra ngoài hậu môn.

Các dạng sa trực tràng ở trẻ em thường gặp

Sa trực tràng ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến và rất hay gặp, nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi, với các dạng như sau:

Sa lớp niêm mạc: Các lớp niêm mạc của trực tràng bị tổn thương cũng như bị lồi ra ngoài hậu môn.

Sa toàn bộ: Biểu hiện trực tràng sẽ bị lòi ra ngoài hậu môn, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn khi bệnh nhân đi bộ hoặc khi đứng lên.

Lồng ruột: Một phần của thành ruột hoặc trực tràng bị trượt sang chỗ khác, đã khiến cho nó tạo thành một đường gấp khúc, gây ra sự ách tắc cũng như cản trở việc di chuyển thức ăn, dẫn đến tắc nghẽn ở ruột. Lồng ruột rất hay gặp ở trẻ em nhỏ.

Truy tìm nguyên nhân gây sa trực tràng ở trẻ em

Những nguyên nhân chủ yếu sau đây đã gây ra bệnh sa trực tràng ở trẻ em

Trẻ bị xơ nang: Một căn bệnh có liên quan đến hệ bài tiết ở trẻ, bệnh có tính di truyền từ bố mẹ sang con, xơ nang đã tác động trực tiếp đến các cơ quan nội tạng của trẻ nhỏ, và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là hệ tiêu hóa của bé. Do vậy khi bé bị sa trực tràng  chưa được chuẩn đoán rõ nguyên nhân thì rất có thể trẻ đã bị xơ nang.

Phẫu thuật hậu môn: Những trẻ đã trải qua phẫu thuật hậu môn thì cũng rất hay bị sa trực tràng, nguyên nhân là do sẹo sau phẫu thuật hậu môn đã làm ảnh hưởng đến việc co bóp của trực tràng, nên gây ra tình trạng ruột bị co giúm chèn ép.

Thời gian trẻ bị táo bón kéo dài: Do thời gian trẻ bị táo bón lâu ngày, khiến cho lượng phân bị dồn nén, ứ đọng lại ở trong ruột, gây ra tình trạng mất nước, nên sẽ khiến cho việc đi ngoài của trẻ gặp nhiều khó khăn. Mỗi lần đi ngoài trẻ phải dùng sức để rặn nên đã gây ra sức ép lên ruột già, đã làm cho trực tràng bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, không bám vào thành bụng, nên bị lòi ra khỏi hậu môn.

Trẻ bị tiêu chảy cũng như bị kiết lỵ trong một thời gian dài: Số lần trẻ đi ngoài do tiêu chảy nhiều lần, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến trực tràng, sa trực tràng ở trẻ em thường xuất hiện do bé bị tiêu chảy và kiết lỵ kéo dài.

Nhiễm khuẩn đường ruột, bị dị tật hoặc bị suy dinh dưỡng về thể chất cũng rất có nguy cơ bị sa trực tràng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét