Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Tiêu chảy https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-o-tre-em.html là khi trẻ đi ngoài 3 lần trở lên trong 1 ngày, phân nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Cần cho trẻ đi khám nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng, khô da.

Tại sao trẻ bị tiêu chảy?
Do thức ăn vệ sinh kém:
Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu
Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào
Không rửa tay trước khi ăn
Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, cốc, chén
Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.
Do một số nguyên nhân khác:
Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa
Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc. https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-keo-dai-o-tre-em.html
Tiêu chảy ở trẻ em - Nguyên nhân chính và lời khuyên từ BS Pacific
Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy
Trẻ đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có máu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ỉa trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:
Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường.
Độ 2 : Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm.
Độ 3 : Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, đái ít.
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ còn đang bú vẫn cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.
Bù nước, điện giải bằng đường uống
Đối với trẻ bị tiêu chảy https://pacifichealthcare.vn/tre-di-ngoai-ra-mau-tuoi.html vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi ỉa nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.
Dung dịch muối đường (Oresol) là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất.
Trẻ bị tiêu chảy, khát nước thì cho trẻ uống theo nhu cầu, cho trẻ uống khi khát.
Sau mỗi lần đi ỉa cho uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì cho trẻ uống ít một và tăng số lần lên.
Phòng bệnh tiêu chảy
Bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu
Phải rửa tay trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đi khám ngay?
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
Sốt
Phân trẻ có lẫn máu
Trẻ nôn nhiều
Ỉa nhiều, phân lỏng
Khát hoặc rất khát
Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét