Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Thủ phạm gây đái tháo đường ở trẻ chính là ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, ngọt nhưng ít vận động. Phương pháp tốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh là khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày, kích thích sự vận chuyển chất đường vào trong tế bào, cải thiện khả năng phản ứng cơ thể với insulin.

Các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
1. Khát nhiều và tiểu nhiều
Đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường https://pacifichealthcare.vn/tieu-duong-o-tre-em.html. Bệnh nhân khát nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều.
Đường tích tụ quá nhiều trong máu khiến thận phải làm việc tích cực hơn để lọc và hấp thu lượng đường dư thừa. Khi thận không còn khả năng hoàn thành việc này, đường dư trong máu sẽ được bài tiết thẳng vào nước tiểu, kéo theo nhiều dịch tế bào bị kéo vào máu và thải ra ngoài cùng nước tiểu. Bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị mất nước. Bệnh nhân càng uống nhiều nước để giải tỏa cơn khát thì càng đi tiểu nhiều hơn
Bệnh đái tháo đường ở trẻ em
2. Tăng cảm giác đói
Bệnh nhân đói nhiều hơn bình thường, có thể đói dữ dội kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu insulin nên đường trong máu tuy cao nhưng đường trong tế bào vẫn bị thiếu hụt, khiến các mô cạn kiệt năng lượng.
3. Mệt mỏi
Bệnh nhân có thể thường xuyên mệt mỏi. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, trong đó có tình trạng thiếu nước do đi tiểu nhiều và các tế bào bị đói, cạn kiệt năng lượng, làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.
4. Sụt cân
Bệnh nhân mất nhiều năng lượng do bị thải nhiều đường qua nước tiểu. Tuy người bệnh phải ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói nhưng do mô không nhận đủ năng lượng từ đường trong thức ăn nên cơ thể phải lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó, dẫn tới giảm cân nhanh chóng. https://pacifichealthcare.vn/dau-hieu-tieu-duong-o-tre-em.html
5. Nhìn mờ
Lượng đường trong máu cao dẫn tới tình trạng rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh tiêu cự của người bệnh. Nếu không được điều trị, tiểu đường có thể dẫn tới hình thành các mạch máu mới ở võng mạc, gây tổn thương các mạch máu ở đây.
Với đa số bệnh nhân, những thay ban đầu không gây rắc rối cho thị lực, nhưng nếu phát hiện muộn, chúng có thể dẫn tới mất thị lực và mù lòa.

Đái tháo đường type 1 cần điều trị suốt đời, tiêm insulin. Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ăn thực phẩm lành mạnh, kiểm soát glucose máu, chăm sóc tâm lý, đặc biệt khi bị ốm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét