Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Chụp cắt lớp vi tính CT là 1 phương pháp chụp sử dụng tia X, còn chụp MRI là phương pháp chụp sử dụng từ trường và sóng radio.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) https://pacifichealthcare.vn/su-khac-nhau-giua-chup-ct-va-mri.html là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng tia X để mô phỏng hình ảnh bên trong cơ thể, CT cho hình ảnh chi tiết hơn nhiều so với chụp X quang thông thường. Các hình cắt ngang tạo ra trong quá trình chụp CT có thể tái tạo lại theo nhiều hướng và tạo ra hình ba chiều. Các máy nhiều lát cắt cho hình chi tiết hơn, thời gian nhanh hơn. Tốc độ chụp nhanh đặc biệt có ích cho trẻ em, người già, người bị bệnh nguy kịch, cấp cứu, bệnh nhân không thể nằm yên.
Sự khác nhau giữa phương pháp chụp CT và MRI
Chụp CT có ứng dụng rộng rãi để khảo sát những bất thường gần như của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chỉ định thông thường là các bệnh lý viêm, nhiễm, u, sỏi, chấn thương, phình mạch, tắc mạch, xuất huyết… Ngoài ra CT còn dùng để hướng dẫn sinh thiết, lập kế hoạch ghép tạng, theo dõi đáp ứng sau điều trị.
Chụp cộng hưởng từ (MRI), hay gọi đầy đủ là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, là một phương pháp khảo sát không xâm lấn, thu hình ảnh gần như mọi cơ quan trong cơ thể, quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc cột sống. Kể từ khi MRI mang lại nhữnh hình ảnh 3 chiều, bác sỹ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương tổn cũng như tình hình bệnh. Những thông tin này giúp việc chẩn đoán và lên phương án mổ hiệu quả, giải quyết bệnh triệt để hơn vì đã biết trước “đường đi nước bước” của bệnh. Tuy nhiên chụp MRI tốn nhiều thời gian để có kết quả và chi phí cao hơn chụp CT https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-cat-lop-la-gi.html.
Với các bệnh liên quan đến phổi, xương, hình ảnh CT giúp chẩn đoán dễ hơn. MRI sẽ phát huy tốt hơn khi chụp hệ thần kinh, ổ bụng. Đối với gan và ngực có thể phối hợp cả hai phương pháp,…
Mỗi loại đều có ưu khuyết điểm riêng, MRI phát hiện bệnh chính xác hơn nhưng tốn nhiều thời gian, không phù hợp với các trường hợp cấp cứu, cần kết quả ngay. Về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của CT và MRI, các nhà khoa học khẳng định MRI hầu như vô hại. Với việc sử dụng tia X thì CT có thể gây ảnh hưởng nên phụ nữ có thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) không nên chụp CT.
Đối với vấn đề có nên chụp CT hoặc MRI toàn thân khi có nghi vấn về sức khỏe, các bác sỹ thường không ủng hộ quan điểm này. Bởi vì mỗi cơ quan đều có phương án riêng tốt nhất để tầm soát bệnh. Ngoài ra nếu quét qua cơ thể một lượt mà không thấy có vấn đề gì thì bệnh nhân có thể sẽ chủ quan là mình đã tầm soát toàn bộ rồi. https://noisoitucung.blogspot.com/2018/07/ct-va-mri-khac-nhau-nhu-nao.html

Vì vậy tốt nhất là người bệnh nên được bác sỹ tư vấn trước khi quyết định tầm soát bộ phận nào, lựa chọn phương pháp chụp nào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét