Trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm không? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chữa khỏi được không?… là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm nhất hiện nay. Trào ngược dạ dày thực quản là 1 căn bệnh mãn tính, để lâu dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Những con số biết nói về trào ngược dạ dày thực quảnTheo điều tra của đại học Gastroenterology Mỹ năm 2004, 2 tỷ USD là chi phí mà bảo hiểm nước Mỹ phải trả hàng tuần liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Năm 2004, 18,3 triệu lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú tại phòng khám, văn phòng bác sĩ hay các phòng cấp cứu tại Mỹ.
>>>https://pacifichealthcare.vn/giai-dap-tu-chuyen-khoa-phuong-phap-noi-soi-da-day-qua-duong-mui.html
Hằng năm, 64,6 triệu đơn thuốc dùng cho bệnh nhân GERD được đề xuất tại Mỹ.
Cũng trong năm 2004, có khoảng 3,1 triệu người nhận viện tại Mỹ do những biến chứng do GERD gây ra.
Có khoảng 5% tất cả các bệnh nhân đến xin ý kiến bác sĩ riêng của họ về vấn đề trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản đang dần trở nên phổ biến
80% bệnh nhân GERD gặp các vấn đề với thực phẩm, 60% bị ảnh hưởng đến giấc ngủ và
40% những người bị trào ngược gặp phiền hà trong công việc khi những triệu chứng của GERD xuất hiện.
Năm 2010 có 4,7 triệu người Mỹ nhập viện vì trào ngược dạ dày – thực quản thì có tới: 1.653 trường hợp tử vong.
Ở Việt Nam, tính đến nay có khoảng 14 triệu người mắc chứng trào ngược dạ dày. Trong đó, tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản ở thành thị cao hơn nông thôn và chủ yếu là dân văn phòng. Nguyên do chủ yếu là do áp lực công việc dẫn đến stress kéo dài – một nguyên nhân chủ yêu gây trào ngược dạ dày. Cũng theo thống kê trên, 10-20 % số người khám bệnh tiêu hóa bị chuẩn đoán là mắc trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh ban đầu chủ yếu làm giảm chất lượng cuộc sống nên đa số mọi người vẫn chưa hình dung hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khi biến chứng lâu ngày.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch acid và các chất khác trong dạ dày vượt qua lỗ tâm vị vào ống thực quản. Tần suất tiếp xúc của acid dạ dày với niêm mạc thực quản càng lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
Loét, chảy máu thực quản: Acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản có thể làm xói mòn các niêm mạc gây loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây đau và khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt ngay cả khi uống nước.
Hẹp thực quản: Khi các vết loét lành lại thành mô sẹo, chúng làm thu hẹp thực quản gây ra tình trạng khó nuốt. Người bệnh dù không ăn cũng có cảm giác vướng ở cổ họng. Việc ăn uống trở nên khó khăn do cảm giác đau và khó nuốt ám ảnh.
Barret thực quản : Khi các tế bào thực quản tiếp xúc quá thường xuyên tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày, cộng với các tổn thương liên tục do loét thực quản, các tế bào này có thể bị thay đổi màu sắc và thành phần. Barret thực quản tỉ lệ cao dẫn đến ung thư thực quản.
>>https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-qua-duong-mui-gia-bao-nhieu.html
Ung thư thực quản: Trước khi đến giai đoạn ung thư, thường xuất hiện sự thay đổi trên bề mặt thực quản. Cũng giống như niêm mạc ruột, thực quản bị acid trào ngược lâu ngày ăn mòn dẫn đến biến dạng, gọi là barrett thực quản – giai đoạn tiền ung thư thực quản. Giai đoạn barrett thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ biến chứng thành ung thư thực quản. Đây là một biến chứng thực sự nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày. Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 ca ung thư thực quản và dạ dày, riêng ở Việt Nam là 7.000 ca. Thông thường người bệnh được chẩn đoán muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo phức tạp. Tỷ lệ sống thêm 3 năm là dưới 5%.
Một số biến chứng ít gặp: viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do người bệnh hít phải dịch acid trào ngược vào đường thở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét