Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Bộ phận thực quản là gì? Nằm ở đâu, chức năng của thực quản và chứng bệnh có thể gặp ở thực quản. Từ đó chúng ta biết rõ hơn về các bộ phận trong cơ thể, biết cách phòng ngừa bệnh có thể xảy ra với bộ phận này 1 cách tốt hơn.

1. Thực quản là gì? Nằm ở đâu?
Thực quản https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-thuc-quan-da-day-ta-trang.html được hiểu là một ống cơ nối hầu với da dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25-30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống. Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ, thì thực quản nằm ở phí sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.
Về mặt phẫu thuật thì thực quản được chia làm 3 đoạn, cụ thể như sau:
+ Đoạn cổ: Ở đoạn cổ thức ăn sẽ chạy trên khí quản và sau đó đến ⅓ của đoạn cổ thì thức ăn chếch sang phía bên trái và xuống dưới để chạy song song với khí quản rồi tiếp tục chui qua cửa vào sau ngực để vào đoạn ngực.

+ Đoạn ngực: Khi thức ăn chạy vào đoạn ngực sẽ tiếp tục xuyên qua cơ hoành để vào đoạn bụng.
+ Đoạn bụng: Khi thức ăn đã tới được đoạn bụng, đồng nghĩa với việc thức ăn đã gần như xuống đến phần dạ dày, chúng chỉ cần qua lỗ tâm vị nữa là xong.
Về mặt cấu tạo thì ngoài cùng là lớp mô liên kết bao bọc thực quản. Dưới lớp mô liên kết thành thực quản bao gồm ba lớp từ ngoài vào trong, cụ thể đó là:
+ Lớp cơ: Gồm cơ trơn và cơ vân, 1/3 trên thực quản là cơ vân, còn 2/3 phía bên dưới là cơ trơn. Cơ trơn gồm những dải cơ dọc ở ngoài và những sợi cơ vòng ở trong. Cơ vân gồm những bó sợi cơ vân, bao quanh họng, càng xuống dưới thì càng mỏng dần và đến đoạn tâm vị thì xuất hiện lại tạo thành cơ thắt tâm vị.
+ Lớp dưới niêm mạc: Ở lớp này có các mạch máu và thần kinh.
+ Lớp niêm mạc: Lớp này được lót trong lòng thực quản và được cấu tạo bởi một lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.
2. Chức năng chính của thực quản
Thực quản https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-thuc-quan-co-dau-khong.html có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này. Đối với những lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.
Phần thực quản dưới viên thức ăn giãn ra, sau đó thực quản trên viên thức ăn co lại. Liên tục theo cơ chế như vậy, thức ăn sẽ được đẩy đi trong lòng thực quản xuống đến tâm vị. Tâm vị lúc thường sẽ đóng kín, khi thức ăn dừng lại tại tâm vị có thể do trọng lượng của nó mà lớp cơ vân giãn ra nhanh, mở lỗ tâm vị để thức ăn rơi xuống phần dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa của chúng.

Với căn bệnh này thường có triệu chứng như khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn, cảm giác nóng ran, đau lan ra cả phần lưng, chảy nước bọt, nôn ra máu, có thể gây rối loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét