Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Khi xét nghiệm ADN, hầu hết người yêu cầu làm xét nghiệm đều muốn sử dụng 1 loại mẫu đơn giản, dễ lấy: mẫu tóc, niêm mạc miệng, mẫu máu, móng tay, móng chân, cuống rốn.... Để giúp mọi người dễ dàng thao tác, Phòng khám Pacific sẽ hướng dẫn cách thu mẫu tóc cho xét nghiệm ADN.

Tại sao dùng mẫu tóc để làm xét nghiệm ADN?
Theo nguyên lý xét nghiệm ADN https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-adn-cha-con.html, chỉ cần lấy được tế bào sống trên cơ thể người là có thể làm xét nghiệm ADN, và chân tóc là phần có chứa tế bào sống như thế.
Mẫu tóc được dùng nhiều vì:
Mẫu dễ dàng lấy, dễ thao tác, không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn.
Thời gian lưu mẫu trước khi gửi đến phòng xét nghiệm dài (có nghĩa là mẫu để được lâu).
Mẫu có tính chất bí mật, có thể lấy mà không gây nghi ngờ gì cho người được lấy mẫu.
Xét nghiệm ADN của cha con
Cách lấy mẫu như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị các tờ giấy trắng sạch hoặc phong bì sạch.
Bước 2: Nhổ 5 – 10 sợi tóc có chân tóc, tay cầm sợi tóc nhưng tuyệt đối không đụng vào chân (gốc) tóc.
Bước 3: Cho các sợi tóc của mỗi người vào phong bì đựng mẫu đã ghi sẵn tên (hoặc kí hiệu) cho từng người. Chú ý nên làm hoàn tất từng người một, tránh nhầm mẫu. Ghi chép cẩn thận, chính xác.
Bước 4: Bỏ tất cả các bao đựng mẫu vào bao thư và gửi chuyển phát nhanh tới trung tâm xét nghiệm ADN của Phòng khám Pacific theo địa chỉ ghi sẵn.
Cách bảo quản mẫu:
Mẫu chỉ cần gói vào giấy sạch (giấy tập trắng, giấy A4 trắng) là được, không nên cho mẫu tóc vào túi nilon buộc kín.
Chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ bình thường, không cần bảo quản lạnh.
>>>https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-adn-can-mau-gi.html
Các lưu ý khi dùng mẫu tóc:
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ có tóc quá mảnh, thì không nên thu tóc làm mẫu xét nghiệm ADN vì khó nhổ được tóc có chân tóc.
Mẫu tóc được dùng khi làm xét nghiệm ADN khi có chân tóc, không quan trọng tóc bạc hay tóc đen.
Mẫu tóc nếu có chân tóc tốt (to, rõ) thì có thể để bảo quản ở nhiệt độ thường được 1 tháng.
Các mẫu thể loại khác thuộc hệ lông – tóc như: lông nách, râu…cũng có thể dùng làm xét nghiệm ADN, miễn là có chân (gốc).
Cách nhận biết tóc có chân:

Phần chân (phần giựt khỏi da đầu) sẽ có một dính chút chất nhầy, đầu hơi móc câu, nhìn cảm quan sẽ thấy có phần màu trắng trắng.
Khi đặt lên giấy thấy gốc tóc dính vào giấy là đạt yêu cầu. https://noisoitucung.blogspot.com/2018/08/tai-sao-dung-mau-toc-e-lam-xet-nghiem.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét